Cách chữa tiểu đêm như thế nào cho hiệu quả nhất?

Tiểu đêm là một triệu chứng thường gặp ở cả nam lẫn nữ, do người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều lần giữa đêm khuya nên thường dẫn đến những ảnh hưởng cho giấc ngủ từ đó phần nào cũng làm người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Vậy cách chữa tiểu đêm như thế nào cho hiệu quả nhất?

Tiểu đêm được định nghĩa khi cần thức dậy về đêm và đi tiểu (ngược lại với đái dầm ở trẻ em). Tiểu 1 lần trong đêm vẫn được xem là bình thường, thuật ngữ “tiểu đêm” là triệu chứng cắt nghĩa khi Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn bình thường (>1 lần/đêm).

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm 

Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy có sự khác nhau về giới tính. Chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, cơ bàng quang bị dão, sa tử cung… Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như:

(1) Do các bệnh lý tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang bẩm sinh (bàng quang tăng hoạt), tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các nguyên nhân khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang…

  Đi tiểu nhiều lần nhưng ít – Tại sao ?

(2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc( bởi trong các đồ uống này có chứa chất gây kích thích bàng quang, tăng đi tiểu).

(3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”.

Nói tóm lại, dù theo y học hiện đại hay y học cổ truyền thì nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm vẫn là do 2 cơ quan chính gây ra :đó là thận và cơ bàng quang. Vì vậy, cách chữa tiểu đêm hiệu quả nhất là phải làm khỏe thận, đồng thời phục hồi cơ bàng quang.

Ích trí nhân -Khỏe thận phục hồi cơ bàng quang- Cách chữa tiểu đêm hiệu quả nhất

Ích trí nhân là quả phơi khô của cây Ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.), họ Gừng (Zingiberaceae).

Quả ích trí có hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, dài 1,2 – 2 cm, đường kính 1 – 1,3 cm. Vỏ quả mỏng màu nâu, có 13 – 20 đường gờ nhỏ, trên bề mặt lồi lõm không đều. Hạt dính thành khối 3 múi có màng mỏng ngăn cách, mỗi múi có 6 – 11 hạt. Hạt hình tròn dẹt hoặc nhiều cạnh, không đều, đường kính chừng 3 mm, màu nâu sáng hoặc vàng sáng. Áo hạt mỏng, màu nâu nhạt, chất cứng, phôi nhũ màu trắng. Mùi thơm, vị cay, hơi đắng.
Ích trí nhân

Ích trí nhân có tác dụng bổ thận tỳ, cố khí, sáp tinh nên từ lâu Đông y đã dùng để chữa chứng tiểu són, tiểu đêm nhiều lần, đái dầm.

  Nguyên nhân và liệu pháp điều trị tiểu đêm hiệu quả nhất

Y học hiện đại cũng đã chứng minh Ích trí nhân có khả năng chống viêm và ức chế thụ thể muscarinic, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và các cơn són tiểu. Với những bệnh nhân tiểu không tự chủ, cơ bàng quang đã bị dão và suy yếu, Ích trí nhân còn có tác dụng phục hồi cơ bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ bàng quang bé.

Như vậy, cơ chế tác động của ích trí nhân là cơ chế tác động kép: vừa làm khỏe thận, vừa phục hồi cơ bàng quang. Vì vậy, ích trí nhân xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị chứng tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm . Trong đó, nổi tiếng nhất là bài thuốc phối hợp với Phá cố chỉ, Cối xay và Đậu đen xanh lòng trong bài thuốc của Trưởng ngự y thời Hậu Lê.

Hãy liên hệ hotline miễn cước 18006684 để được tư vấn !

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Post nguyên nhân và cách điều trị
Next Post Chữa tiểu đêm uống thuốc gì hiệu quả nhất?