nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều người nghĩ rằng chủ yếu nam giới mới hay bị tiểu đêm vì tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và gây rối loạn về tiểu tiện khi bị phì đại hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, thống kê cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về tỉ lệ mắc bệnh tiểu đêm ở phụ nữ và nam giới. Các nghiên cứu dịch tễ còn chỉ ra khi trẻ, phụ nữ thường gặp bệnh tiểu đêm nhiều hơn so với đấng mày râu.

Đi tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Đi tiểu 1 lần mỗi đêm chưa phải là bệnh lý. Nhưng từ 2 lần trở lên đã được coi là bệnh tiểu đêm. Càng có tuổi, tỷ lệ mắc chứng tiểu đêm càng tăng. Có tới 50% phụ nữ trong độ tuổi 50 đến 59 gặp phải tình trạng này. Trên 80 tuổi, con số này tăng lên tới 70%. Vậy nguyên nhân bệnh tiểu đêm ở phụ nữ là do đâu?

Cơ bàng quang suy yếu

Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh tiểu đêm ở phụ nữ. Có thể hình dung cơ bàng quang như nút thắt ở phía dưới, giữ cho nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang. Khi lượng nước tiểu nhiều, gây ra áp lực đủ lớn, nút thắt này sẽ mở ra và nước tiểu được thoát ra ngoài. Khi cơ này giảm khả năng đàn hồi và bị suy yếu đi, chỉ cần một lượng nước tiểu nhỏ cũng đủ gây ra áp lực khiến nút thắt mở ra. Vì vậy người bệnh phải đi tiểu nhiều lần hơn, đặc biệt vào ban đêm, gây ra chứng tiểu đêm.

  Xác định người huấn luyện dẫn dắt đội tuyển Việt Nam thành công nhất

Vậy tại sao cơ bàng quang lại suy yếu? Đó là do quá trình mang thai và sinh nở, do sự thiếu hụt hormon khi bước vào tuổi mãn kinh, đồng thời với quá trình lão hóa.

Cơ bàng quang suy yếu là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm ở phụ nữ

Ngoài ra, tình trạng tiểu đêm ở phụ nữ còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:

Sa tử cung

Quá trình sinh nở nhiều lần và gần nhau có thể khiến cho nữ giới bị sa tử cung, chèn ép vào bàng quang gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều.

Sỏi thận

Sỏi thận hay dị vật ở đường tiết niệu sẽ gây kích ứng đường tiểu, khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều, đôi khi còn tiểu không hết, tiểu ra máu kèm theo.

Viêm bàng quang

Khi bàng quang viêm nhiễm sẽ gây kích thích tiểu nhiều lần. Bên cạnh chứng tiểu đêm, các triệu chứng khác của viêm bàng quang bao gồm đau bụng dưới, sốt, tiểu gắt, tiểu buốt.

Đái tháo đường

Đường máu cao thường gây tiểu nhiều và tiểu nhiều về đêm. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường nếu có hai triệu chứng này cần phải kiểm tra ngay đường máu.

Một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở phụ nữ do sinh lý

Chế độ ăn uống: thói quen uống rượu, bia, cafe, uống nhiều nước, ăn nhiều canh vào buổi tối.

Thuốc đang dùng: một số thuốc lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn.

  Tìm lại niềm vui sống sau 20 năm sống chung với tiểu không kiểm soát

Phụ nữ có thai: là đối tượng thường xuyên đi tiểu nhiều cả ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, đây được coi là tình trạng bình thường, không phải là bệnh.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đêm ở phụ nữ

Điều đầu tiên chị em cần tuân thủ là tránh uống bia, rượu, các chất có chứa caffein… trước khi đi ngủ vì chúng làm tăng nhu cầu đào thải nước của cơ thể, đồng thời hạn chế uống nhiều nước, ăn nhiều canh vào buổi tối.

Về vấn đề điều trị đối với chứng tiểu đêm, cần tuỳ theo nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Ông bà ta có câu “đúng thầy, đúng thuốc”. Cần lưu ý là nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở phụ nữ và nam giới khác nhau nên không thể dùng loại thuốc nào chữa tiểu đêm chung cho cả nam giới và nữ giới.

Nếu tiểu đêm do sỏi thận (có triệu chứng đau, có thể tiểu ra máu kèm theo), tiểu đêm do viêm bàng quang (có triệu chứng đau bụng dưới, có thể cả tiểu buốt), tiểu đêm do đái tháo đường (đối với người bệnh tiểu đường), người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh gốc, bệnh gốc khỏi thì tiểu đêm cũng sẽ không còn.

Còn với hầu hết các trường hợp tiểu đêm ở nữ, không có các triệu chứng khác kèm theo, nguyên nhân đều do cơ bàng quang suy yếu, hiện nay Tây y chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện để chứng minh tính hiệu quả của thảo dược.

  Giải pháp để đối phó với Huấn luyện viên bị thẻ đỏ

Hết tiểu đêm nhờ bài thuốc từ Ích trí nhân và Phá cố chỉ

Ích trí nhân là quả phơi khô của cây Ích trí. Nhờ tác dụng đồng thời bổ thận tỳ, cố khí, sáp tinh nên trong Đông y, Ích trí nhân được coi là vị dược liệu rất quý, chuyên dùng để chữa chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Với những bệnh nhân có cơ bàng quang suy yếu, Ích trí nhân còn có tác dụng phục hồi cơ bàng quang.

Phá cố chỉ là hạt phơi khô của cây Đậu miêu. Giống như Ích trí nhân, Phá cố chỉ có tác dụng bổ thận dương mạnh, giảm hiệu quả các triệu chứng của chứng tiểu đêm nhiều lần. Tuy nhiên, Phá cố chỉ có một điểm đặc biệt khác với các vị thuốc chữa tiểu đêm khác, nó được xem như vị thuốc dành cho phụ nữ, nhờ thành phần có chứa bavanchi, một hoạt chất giống như estrogen nội sinh. Vì vậy trong Đông y, Phá cố chỉ chuyên dùng để chữa chứng tiểu đêm nhiều lần cho các chị em.

 

Ích trí nhân và Phá cố chỉ

An Niệu Plus là sự kết hợp hoàn chỉnh của hai vị dược liệu Phá cố chỉ và Ích trí nhân, tạo nên bài thuốc có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đêm. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, An Niệu Plus giúp hết tiểu đêm nhiều lần, làm khỏe thận, phục hồi cơ bàng quang cho người bệnh. Với cách tiếp cận điều trị đúng hướng, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng và triệt để, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho chị em. Rất nhiều phụ nữ đã chia sẻ trải nghiệm hiệu quả rõ rệt sau khi sử dụng sản phẩm chỉ 5 – 7 ngày.

DS. Huệ Đức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Post Bệnh thận ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?
Next Post Cách chữa tiểu đêm như thế nào cho hiệu quả nhất?