PGS -TS Phùng Hòa Bình chia sẻ về chứng tiểu đêm tiểu nhiề

Nhắc đến tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng nguyên nhân đến từ thận. Liệu rằng suy nghĩ này có thực sự đúng? Bởi lẽ trong cơ thể người có hai bộ phận tham gia vào quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu là thận và bàng quang. Vậy cụ thể thế nào?

Cùng nghe PGS- TS Phùng Hòa Bình – Nguyên trưởng Bộ môn Dược cổ truyền trường  Đại học Dược Hà Nội là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khám chữa bệnh dựa trên lý luận của Y học Cổ truyền chia sẻ thêm về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tiểu đêm tiểu nhiều hiệu quả!

Đôi nét về thầy Phùng Hòa Bình.
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 1976, với niềm đam mê cháy bỏng, anh sinh viên ưu tú Phùng Hòa Bình quyết định ở lại trường để trở thành một người thầy và tiếp tục thỏa niềm đam mê với khoa học. Hơn 30 năm công hiến cho y nghiệp, lớp lớp các thế hệ thầy thuốc, học trò, cán bộ trong trường đều đã quen gọi PGS Bình bằng một tiếng “Thầy Bình” thiêng liêng.Cả cuộc đời thầy cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu, khám và chữa bệnh, cá nhân thầy cũng đã đúc kết và xây dựng rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Sự khác biệt ở những bài thuốc của PGS.TS Phùng Hòa Bình là ngoài nghiên cứu theo lý luận y học cổ truyền, thầy còn tự mình chứng minh tác dụng của những bài thuốc dựa trên những tiêu chí của học hiện đại từ đó đem lại nhưng hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng. Với mong muốn chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt nhất. Với những nghiên cứu sâu trong lĩnh vực y học cổ truyền thầy đã giới thiệu rất nhiều vị dược liệu nhằm mang lại những sức khỏe tốt hơn cho tất cả mọi người…

Với chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần thầy đã không ngần ngai chia sẻ những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như những dược liệu đông y sử dụng hiệu quả cho tình trạng này.

Theo PGS Bình tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều không chỉ đến từ thận !

Tham gia vào quá trình sản xuất và bài tiết nước tiểu gồm thận và bàng quang. Do đó nguyên nhân gây tiểu nhiều do thận là đúng nhưng chưa đủ. Cùng nghe PGS Bình chia sẻ một nguyên nhân khác gây tình trạng tiểu nhiều.

  Danh sách các huấn luyện viên có thu nhập khủng nhất thế giới

Tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần để lâu có nguy hiểm không?

Chức năng thận và bàng quang gặp vấn đề sẽ gây ra chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Khi để lâu mà không xử lý sẽ làm gia tăng gánh nặng lên thận và bàng quang, gây nên những hậu quả khó xử lý như:

  • Giảm chức năng lọc máu của thận.
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
  • Gia tăng nguy cơ ảnh hưởng tim mạch như đột quị.
  • Giãn cơ bàng quang, sàn chậu.
  • Hội chứng bàng quang tăng hoạt.

 

Giải pháp nào cho chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ?

Bên cạnh việc chia sẻ nguyên nhân gây tình trạng tiểu đêm tiểu nhiều, thầy Bình cũng đã nhắc đến những vị dược liệu được sử dụng thường xuyên trong đông y bao gồm Ích trí nhân và Phá cố chỉ hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng này.


Ích trí nhân và phá cố chỉ từ lâu đã được biết đến là hai vị dược liệu quan trọng không thể bỏ qua trong chứng tiểu đêm tiểu nhiều lần.

Ích trí nhân :

Y học hiện đại cũng đã chứng minh Ích trí nhân có khả năng chống viêm và ức chế thụ thể muscarinic, qua đó làm giảm các cơn co thắt bàng quang, phục hồi cơ bàng quang bị tổn thương.

Theo Y học cổ truyền thì Ích trí nhân (Fructus Alpiniae Oxyphyllae) là vị dược liệu quý trong các liệu pháp hỗ trợ điều trị tiểu đêm nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ. Ích trí nhân có vị cay tính ấm, quy vào kinh tâm, tỳ, thận. Ích trí nhân thuộc nhóm bổ dương, là vị thuốc quý có tác dụng ổn bổ thận, cố khí, sáp tinh.

  GS.TS Trương Việt Bình chia sẻ chứng tiểu đêm dưới góc nhìn YHCT

Ngoài ra, Ích trí nhân còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tiền liệt tuyến-1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm, tiểu khó ở nam giới tuổi trung niên.

[Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Võ Văn Chi, NXB Y học, Tập 1]

[Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật]

 

Phá cố chỉ

Y học hiện đại chứng minh hoạt chất Propiverine trong hạt này có tác dụng hiệu quả trong các rối loạn đường niệu và chứng tiểu không tự

chủ( tiểu són, tiểu đêm v.v…

Phá cố chỉ trong Đông y chuyên dùng trong các trường hợp đái nhiều, đái són, đái dắt, lưng gối lạnh đau.

[Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Võ Văn Chi, NXB Y học, Tập 1]

 

 

 


Theo tây y thận và bàng quang tham gia vào đường tiểu như thế nào?

Thận – Cơ quan lọc máu và bài tiết nước tiểu

Tham gia hình thành nước tiểu. Nước tiểu được hình thành tại các đơn vị chức năng của thận (neuphron) qua 3 giai đoạn: lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu, tái hấp thu ở ống lượn gần, bài xuất tiếp ở ống lượn xa. 1 ngày, thận lọc 1440 lít máu, tạo ra 170 lít nước tiểu đầu nhưng chỉ có 1.5-2 lít nước tiểu cuối được bài xuất ra ngoài.

Suy giảm chức năng thận làm giảm lượng nước được tái hấp thu ở ống thận, dẫn đến lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn, bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào ban đêm. Ngoài ra, sỏi thận, viêm niệu đạo… cũng gây ra tiểu đêm, tiểu nhiều.

  GS.TS Phạm Hưng Củng chia sẻ cái nhìn toàn diện về chứng tiểu đêm nhiều lần
Cấu tạo của thận

Bàng quang- Cơ quan dự trữ nước tiểu

Bàng quang có vai trò dự trữ nước tiểu. Bàng quang có thể chứa được tối đa 800 – 1000 ml nước tiểu. Khi lượng nước tiểu đạt khoảng 200 -300 ml tạo áp lực lên thành bàng quang, bàng quang bị kích thích, gây cảm giác buồn tiểu. Sự phối hợp của các cơ bàng quang đưa nước tiểu ra ngoài theo ý muốn.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt dẫn đến bàng quang thường xuyên bị kích thích gây cảm giác buồn tiểu liên tục. Ngoài ra, sỏi bàng quang, suy giảm chức năng cơ bàng quang ở người cao tuổi cũng gây tình trạng này.

Đi tiểu liên tục, tiểu dắt nhiều lần là dấu hiệu của chúng bàng quang tăng hoạt

Bệnh lý trên Thận và Bàng quang là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần. Vì vậy nếu chỉ tập trung bổ thận mà bỏ qua vấn đề của bàng quang có nguy cơ giải quyết không triệt để, dễ tái phát và chứng tiểu sẽ không thể bị đẩy lùi.

Gs.Ts Phạm Hưng Củng – Nguyên vụ trưởng vụ Y học cổ truyền cũng đã chia sẻ nguyên nhân gây tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều đến từ một trong hai bộ phận chính của cơ thể đó là thận hoặc bàng quang. Không ít các trường hợp tình trạng tiểu đêm tiểu nhiều đến từ cả hai bộ phận trên

Gs.Ts Phạm Hưng Củng chia sẻ trongchương trình Sống khỏe mỗi ngày trên sóng VTV2

DS. Huệ Đức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Post Những người nên sử dụng Urina Care để hỗ trợ bổ thận, phục hồi bàng quang
Next Post tại sao cần phải có cả một đội quân?