Những người bệnh thận nên tránh xa các loại quả này

Nhiều loại trái cây đối với người bình thường thì đem lại những lợi ích rất lớn cho sức khỏe, chúng cung cấp các vitamin và một số khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ở người bệnh thận , những hoa quả này trở thành gánh nặng cho thận, làm thận phải ” tăng ca” làm việc hơn. Vậy những người bệnh thận nên tránh xa những loại quả nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Qủa Bơ

Trong Bơ có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, trong quả Bơ còn chứa 1 lượng lớn Kali- sẽ gây áp lực cho hoạt động của thận. Chính vì thế, khi được chẩn đoán hay có những dấu hiệu của bệnh thận thì tốt hơn hết là các bạn nên hạn chế tiêu thụ loại quả này.

Qủa Chuối

Chuối là loại quả rất tốt với người bình thường, chỉ cần một quả chuối mỗi ngày bạn đã bổ sung đủ lượng protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, calci, phốt-pho, kali, kẽm, vitamin A, C, E, vitamin B11 tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mắc bệnh thận, lượng kali rất cao trong chuối không tốt cho chức năng và hoạt động của thận.

  Cơ chế đa tác động toàn diện giúp phòng ngừa suy thận

Qủa Dứa

Đường và enzyme có trong dứa là thuốc lợi tiểu có lợi cho người viêm thận và cao huyết áp, nhưng nó lại giàu bromelain làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng thận. Vì vậy, với những người bệnh thận không nên ăn quá nhiều dứa bởi nó sẽ làm nghiêm trong hơn tình trạng bệnh.

Qủa Quýt

Quýt là vị quả giàu vitamin C, làm tăng quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate , gây lắng động nhiểu tình thể oxalat ở thận gây căn thận, sỏi thận,..

Qủa Dưa Hấu

Tránh ăn quá nhiều dưa hấu vì giàu hàm lượng kali. Ở những người khỏe mạnh thì dưa hấu rất tốt nhưng những người mắc bệnh thận, suy thận có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

Trên đây là một số loại hoa quả mà những người mắc vấn đề về thận nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thận tổn thương nặng nề hơn.


Cụ thể thận có vai trò như nào trong cơ thể mà chúng ta cần phải bảo vệ?

Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.

Quá trình lọc máu và bài tiết nước tiểu ở thận

* Sự lọc máu
Cứ mỗi phút có 1,3 lít máu qua thận, lớn gấp 20 lần so với các cơ quan khác. Người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7,5lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy lượng 5 lít máu trong con người sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần. Vì thế thận cần cung cấp oxy rất lớn, trọng lượng của thận chỉ chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể mà nó nhận tới 9% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Trong thực tế, quản cầu chỉ lọc huyết tương đến thận và hệ số lọc chỉ đạt khoảng 20% nghĩa là cứ 100ml huyết tương đến thận chỉ có 20ml được lọc. Trong một ngày đêm có khoảng 180 lít dịch lọc được tạo thành qua cầu thận gọi là nước tiểu loạt đầu.

  Lý do Urina Care được hàng nghìn người tin dùng giảm tiểu đêm, tiểu nhiều lần
Chức năng của thận

*. Quá trình bài tiết nước tiểu ở thận

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận (nephron). Đầu tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đơn giản thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.

c. Sự tái hấp thu của các ống thận
Mặc dù mỗi ngày có khoảng 180 lít nước tiểu loạt đầu được tạo ra trong các xoang Bowman nhưng chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành, và thành phần của nước tiểu hoàn toàn khác với dịch lọc. Đó là do khi chảy qua ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa đã xảy ra sự tái hấp thu H2O và các chất cần thiết cho cơ thể.

Khi chức năng thận bị suy giảm, các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là :

  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần (Ở người bình thường thì số lần đi tiểu tối đa sẽ là 8 lần / ngày và 1 lần vào đêm)
  • Phù
  • Đau ngang vùng thắt lưng
  • Mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Ớn lạnh
  • Hơi thở có mùi amoniac,..
  Hiểm họa khó lường đến từ chứng tiểu nhiều, tiểu gấp

Vậy có cách nào làm giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày không?

Ngoài thận thì bàng quang cũng là nơi có chứa căn nguyên dẫn đến tình trạng tiểu đêm , tiểu nhiều lần.

Cụ thể bàng quang có vai trò dự trữ nước tiểu. Bàng quang có thể chứa được tối đa 300 – 750 ml nước tiểu. Khi lượng nước tiểu đạt khoảng 200 -300 ml tạo áp lực lên thành bàng quang, bàng quang bị kích thích, gây cảm giác buồn tiểu. Sự phối hợp của các cơ bàng quang đưa nước tiểu ra ngoài theo ý muốn.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt dẫn đến bàng quang thường xuyên bị kích thích gây cảm giác buồn tiểu liên tục. Ngoài ra, sỏi bàng quang, suy giảm chức năng cơ bàng quang ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân gây tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày.

Hiểu được nguyên nhân đến từ cả hai bộ phận việc cần thiết nên làm để khắc phục tình trạng này cần phải đồng thời làm Khỏe thận và Phục hồi chức năng bàng quang.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Post Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà cực hiệu quả.
Next Post Những người nên sử dụng Urina Care để hỗ trợ bổ thận, phục hồi bàng quang