
GS.TS Dương Trọng Hiếu đã qua trên 50 năm công tác và là người chú ý tôn trọng lý luận kinh điển của đông phương kết hợp với kiến thức cập nhật nên đã biên soạn và được nhà xuất bản Y học xuất bản 20 tác phẩm (giới thiệu trong cuốn 45 năm nhà xuất bản Y học Việt Nam, tác giả và tác phẩm), tiến sĩ đầu tiên của ngành y học cổ truyền đã được ghi tên trong sách của Văn Miếu.
Trên 40 năm công tác tại Viện nghiên cứu đông y, nay là bệnh viện Y học Cổ Truyền TW luôn bám sát thực tiễn lâm sàng trong công tác nghiên cứu khoa học.
Giáo sư đã lí giải ở người cao tuổi tình trạng tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ chủ yếu là do “tâm” và “thận”. Theo quan niệm y học cổ truyền “thận” – chủ nhị tiện tức là tiểu và đại tiện phụ thuộc rất nhiều vào thận. Hơn nữa “thận” trong y học cổ truyền sẽ bao gồm thận và bàng quang theo tây y. Trong y học cổ truyền thận và bàng quang tham gia vào đường tiểu sẽ được hiểu là “thận” khác với tây y chúng ta vẫn được biết là thận và bàng quang hai bộ phận riêng biệt tham gia vào đường tiểu.

Khi thận yếu lượng nước tiểu được sản sinh càng nhiều và mất khả năng giữ nước tiểu khiến tình trạng càng trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra yếu tố thứ hai là cái “tâm” – là chủ thần không yên dẫn đến tình trạng mất ngủ ,lo lắng tiểu đêm không yên dẫn đến tình trạng tiểu.
Theo quan điểm y học cổ truyền Gs Hiếu cũng chia sẻ để dứt điểm tình trạng tiểu đêm nhiều lần cần chú ý vào hai yếu tố căn bản trên. Ngoài ra cần có biện pháp giúp làm khỏe thận và bàng quang – bởi lẽ bàng quang là túi đựng nước tiểu trước khi nước tiêu được đưa ra ngoài.
Trong y học cổ truyền một số vị giúp ổn định “tâm” được sử dụng nhiều như long nhãn hoặc thảo quyết minh.

Gs Hiếu cũng chia sẻ trong y học cổ truyền thì đối với “thận” nên sử dụng các loại dược liệu như Ích trí nhân , Phá cố chỉ. Có tác dụng giúp bồi bổ thận và phục hồi chức năng bàng quang giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần hiệu quả.
