Nhắc đến viêm đường tiết niệu hầu hết mọi người sẽ chỉ nghĩ đến nam giới, tuy nhiên điều này là hoàn toàn không đúng. Bởi đây là căn bệnh có thể bắt gặp cả ở nam và nữ. Vậy cụ thể đâu là biểu hiện và nguyên nhân gây ra tình trạng trên? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới
Một số nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiết niệu ở nam giới phải kể đến đó là:
Do vi khuẩn E Coli: Đây là loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột, là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở nam giới.
Các loại vi khuẩn như: Klebsiella species, Proteus, nấm, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… cũng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới
Niệu đạo hẹp gây khó khăn cho việc đưa nước tiểu ra ngoài.
Nhiễm trùng đường tiểu do bệnh lý liên quan tình dục như: lậu, giang mai… hoặc viêm nhiễm bao quy đầu, tuyến tiền liệt,…
Do phì đại tuyến tiền liệt, do bệnh sỏi thận hoặc dương vật gặp chấn thương do tình dục mạnh, hoặc thủ dâm, quần áo thô ráp, vệ sinh không sạch sẽ.
Ngoài ra, những người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu hay mắc bệnh tiểu đường,… cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam.
Biểu hiện viêm đường tiết niệu ở nam giới
Thay đổi thói quen đi tiểu đột ngột
Dấu hiệu bị bệnh ở nam giới dễ nhận biết nhất là luôn có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít kèm tiểu buốt, đau, giữa những lần đi tiểu thường có cảm giác như bị kim châm.
Nam giới khi mắc bệnh cứ khoảng 15 phút sẽ đi tiểu một lần hoặc đi tiểu trên 20 lần/ ngày
Luôn có cảm giác đau rát
Khi nam giới bị viêm đường tiết niệu sẽ luôn có cảm giác đau rát ở vùng hố chậu, bìu, đùi, tầng sinh môn. Thậm chí trước và sau khi xuất tinh, một số nam giới xuất hiện cảm giác đau rát vì vậy mà họ ngại “yêu” hơn.
Niệu đạo ngứa ngáy
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở nam giới chuyển sang giai đoạn nặng và bắt đầu có những biến chứng khi các bạn cảm thấy ngứa ngáy ở phần niệu đạo. Bộ phận sinh dục cũng sẽ nhanh chóng có triệu chứng ngứa ngáy khi nam giới bị bệnh ở giai đoạn này.
Vùng niệu đạo sưng đỏ
Dương vật của nam giới sẽ thường xuyên bị sưng, tấy đỏ nhất là miệng sáo khi vi khuẩn gây hại bắt đầu kích ứng đường tiết niệu của nam giới. Triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới này sẽ khiến lỗ niệu đạo sẽ hẹp dần, gây cản trở quá trình tiểu tiện, mỗi lần đi tiểu người bệnh thường cảm thấy đau rát.
Miệng sáo chảy dịch mủ
Dấu hiệu bệnh không thể tránh khỏi khi nam giới mắc bệnh đó là tình trạng chảy dịch nhày, chảy mủ vàng hoặc hơi xanh ở miệng sáo. Đặc biệt vào sáng sớm khi các bạn nam vừa ngủ dậy, chất nhầy hoặc dịch mủ chảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng chảy máu cùng dịch mủ.
Có triệu chứng sốt, nôn mửa
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới thường cảm thấy chính là cảm giác mệt mỏi kèm nôn mửa và sốt cao khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới
Dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh
Kháng sinh diệt vi khuẩn là thuốc chữa viêm tiết niệu ở nam giới được sử dụng phổ biến. Trong kháng sinh có các chất giúp diệt khuẩn, giảm sưng, viêm và giảm đau hiệu quả, đồng thời giúp những vị trí bị tổn thương do vi khuẩn gây ra mau chóng phục hồi.
Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu như: kháng sinh trimethoprim, kháng sinh Fosfomycin, kháng sinh Nitrofurantoin. Nhóm thuốc beta-lactamin …, nhóm thuốc kháng sinh quinolone: Levofloxacin, ciprofloxacin…
Một số bài thuốc nam dành cho đối tượng viêm đường tiết niệu
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Râu ngô, râu mèo, rễ cỏ tranh, quả dành dành
Cách thực hiện: Lấy mỗi loại nguyên liệu một nắm cùng 3 – 5 quả dành dành sau đó sắc lấy nước uống trong 3 -5 ngày
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Búp măng tre 5 – 7 búp, cam thảo đất, lá mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô
Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, mỗi nguyên liệu lấy một nắm sắc lấy nước uống trong ngày, uống 5-7 ngày
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: Nước dừa non 1 – 2 quả, lá nhọ nồi một nắm to
Cách thực hiện: Lá nhọ nồi rửa sạch sau đó giã nát lọc lấy dịch hòa chung với nước dừa non chia uống 2 – 3 lần/ngày
Bài thuốc 4:
Nguyên liệu: Lá sen bánh tẻ tươi 1 – 2 lá, rau húng chó (rau ngổ), mỗi thứ 30 – 50g, rau dừa nước tươi
Cách thực hiện: Cho những nguyên liệu trên vào giã nát, sau đó lọc bỏ bã rồi uống trực tiếp. Hoặc đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 5:
Nguyên liệu: Rau má ta, rau mã đề, mía
Cách thực hiện: Mỗi nguyên liệu lấy một nắm, mía một khúc. Tất cả đem ép lấy nước uống trong ngày, uống liên tục 5 – 7 ngày.